Tin tức y tế
Vì sao cần phải tiêm phòng vắc xin Pentaxim
Trẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì chúng nhận được kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, thời gian có miễn dịch này có thể chỉ kéo dài 1 tháng cho tới 1 năm. Ngoài ra, trẻ nhỏ không có được miễn dịch của người mẹ đối với 1 số bệnh có vắc xin phòng, như bệnh ho gà. Vì vậy việc tiêm vắc-xin cho trẻ là rất cần thiết. Ngoài việc phòng bệnh pentaxim còn đem lại nhiều lợi ích khác.
1.Giảm số lần tiêm
Pentaxin là vắc-xin năm trong một, chứa kháng nguyên của năm loại bệnh, như trước để phòng ngừa năm loại bệnh này phụ huynh phải đưa trẻ đi tiêm chủng hai loại vắc-xin gồm DPT để phòng bạch hầu ho gà, uốn ván và vắc-xin phòng viêm màng não cũng như uống thêm vắc-xin phòng bại liệt thì giờ chỉ cần cho trẻ đi tiêm chủng một lần giúp tiết kiệm thòi gian và tránh bỏ mũi tiêm do quên.
2. Làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh
Với các trẻ không được tiêm phòng đôi khi ngay cả các bệnh tưởng chừng hết sức đơn giản cũng có thể khiến các bé tử vong vì khả năng miễn dịch cũng như sức đề kháng của trẻ còn chưa hoàn thiện. Việc tiêm chủng phòng ngừa cho con sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, hoặc nếu có nhiễm bệnh thì tình trạng bệnh của bé cũng không quá nặng như những trẻ chưa được tiêm phòng.
3. Giúp bảo vệ cộng đồng
Khi một phần quan trọng của cộng đồng được tiêm chủng chống lại một bệnh truyền nhiễm thì hầu hết các thành viên của cộng đồng sẽ gián tiếp được bảo vệ chống lại bệnh đó bởi vì có ít cơ hội tiếp xúc với bệnh hơn. Và khi tỉ lệ tiêm chủng đạt mức cao thì sẽ ngăn ngừa được dịch bệnh bùng phát, hạn chế hậu quả nghiêm trọng cho cả cộng đồng.
4. Lưu ý khi tiêm vắc-xin pentaxim
Bên cạnh những công dụng vô cùng tuyệt vời của loại vắc xin này thì nó cũng có thể gây ra vài phản ứng phụ trong 1 số trường hợp như: đau, quầng đỏ, nốt cứng tại chỗ tiêm trong vòng 48 giờ sau khi tiêm. Tình trạng nổi mề đay, phát ban ngoài da,... cũng là 1 trong số những tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Pentaxim. Khi đưa trẻ đi tiêm về, mẹ nên lưu ý cho bé uống bổ sung nhiều nước hơn bình thường, ngoài ra cần chú ý đo thân nhiệt trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ, dễ kích động, buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ và ăn uống, tiêu chảy, ói mửa, khóc kéo dài thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để có sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Khi sức khỏe của trẻ không đảm bảo hoặc đang mắc các vấn đề như cảm lạnh, sốt, chàm, phát ban, vàng da,…. mẹ không nên đưa con đi tiêm chủng.
Tin liên quan
- Phân biệt giữa Kiểm tra sức khỏe và Khám sức khỏe tổng quát
- Cảnh báo! Hãy Cực Kỳ Cẩn Thận Với Dịch Cúm Năm Nay
- "Tháng 10 Nơ Hồng" - Đừng Trì Hoãn, Tầm Soát Ung Thư Vú Ngay!
- Gan Nhiễm Mỡ Đáng Lo Đến Mức Nào?
- CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG ĐIỀU DƯỠNG NURSING LÊN ĐẾN 6XX TRIỆU ĐỒNG
- Du học ngành điều dưỡng tại Nhật Bản cùng Sakura