Tin tức y tế
Tầm quan trọng của khám sàng lọc trước khi tiêm
Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế ban hành hướng dẫn riêng về khám sàng lọc trước tiêm chủng và có các bảng kiểm tra trước tiêm chủng riêng biệt cho trẻ em và sơ sinh; có bảng kê cụ thể nhịp tim, nhịp thở của từng nhóm tuổi giúp cho việc khám sàng lọc trước tiêm vaccine.
Vì vậy trước khi tiêm vắc xin, người nhà đi cùng cần cung cấp các thông tin cần thiết để giúp sàng lọc đối tượng trước khi có chỉ định; đồng thời nhân viên y tế cũng phải tư vấn những vấn đề có liên quan đến tiêm chủng
Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng vắc xin
Các trường hợp chống chỉ định:
· Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
· Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)
· Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
· Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
· Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Các trường hợp tạm hoãn:
· Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
· Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).
· Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
· Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.
· Trẻ có cân nặng dưới 2000g.
· Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin,
Các bước thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng
Các bước thực hiện và điền theo bảng kiểm trước tiêm chủng bao gồm:
- Hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan
- Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại
- Kết luận
Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết với những trường hợp trẻ tiêm phòng tại bệnh viện, theo đó, toàn bộ nội dung khám sàng lọc (như bảng kiểm) và y lệnh chỉ định tiêm phải được ghi trong hồ sơ bệnh án. Với trường hợp bệnh viện không sử dụng bệnh án riêng cho trẻ sơ sinh thì toàn bộ nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm. Bảng kiểm được lưu trong hồ sơ bệnh án.
Để hạn chế tới mức thấp nhất những tai biến khi tiêm chủng ở trẻ, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn sàng lọc trước khi tiêm chủng riêng biệt cho trẻ em và sơ sinh.
Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế ban hành hướng dẫn riêng về khám sàng lọc trước tiêm chủng và có các bảng kiểm tra trước tiêm chủng riêng biệt cho trẻ em và sơ sinh; có bảng kê cụ thể nhịp tim, nhịp thở của từng nhóm tuổi giúp cho việc khám sàng lọc trước tiêm vaccine.
Vì vậy trước khi tiêm vắc xin, người nhà đi cùng cần cung cấp các thông tin cần thiết để giúp sàng lọc đối tượng trước khi có chỉ định; đồng thời nhân viên y tế cũng phải tư vấn những vấn đề có liên quan đến tiêm chủng
Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng vắc xin
Các trường hợp chống chỉ định:
· Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
· Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)
· Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
· Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
· Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Các trường hợp tạm hoãn:
· Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
· Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).
· Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
· Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.
· Trẻ có cân nặng dưới 2000g.
· Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin,
Các bước thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng
Các bước thực hiện và điền theo bảng kiểm trước tiêm chủng bao gồm:
- Hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan
- Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại
- Kết luận
Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết với những trường hợp trẻ tiêm phòng tại bệnh viện, theo đó, toàn bộ nội dung khám sàng lọc (như bảng kiểm) và y lệnh chỉ định tiêm phải được ghi trong hồ sơ bệnh án. Với trường hợp bệnh viện không sử dụng bệnh án riêng cho trẻ sơ sinh thì toàn bộ nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm. Bảng kiểm được lưu trong hồ sơ bệnh án.
Tin liên quan
- Phân biệt giữa Kiểm tra sức khỏe và Khám sức khỏe tổng quát
- Cảnh báo! Hãy Cực Kỳ Cẩn Thận Với Dịch Cúm Năm Nay
- "Tháng 10 Nơ Hồng" - Đừng Trì Hoãn, Tầm Soát Ung Thư Vú Ngay!
- Gan Nhiễm Mỡ Đáng Lo Đến Mức Nào?
- CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG ĐIỀU DƯỠNG NURSING LÊN ĐẾN 6XX TRIỆU ĐỒNG
- Du học ngành điều dưỡng tại Nhật Bản cùng Sakura